Tại sao Google gắn cờ Landing Page của bạn (và làm sao để giải quyết).


Tại sao Google gắn cờ Landing Page của bạn (và làm sao để giải quyết).



Đâu là điều khủng khiếp nhất mà chúng ta phải đối mặt khi dùng paid traffic?

Đối với tôi, đó là khi mình đang bận, mà trang landing page lại xảy ra lỗi, không kịp sửa.

Tôi nhớ rằng đã có nhiều lần tôi mất cả đống tiền chỉ trong một đêm, chỉ vì máy chủ gặp sự cố khi tôi ngủ. Landing page không hoạt động, nhưng traffic đến từ quảng cáo trả phí vẫn được dẫn vào, rất tốn tiền.

Bên cạnh việc máy chủ gặp sự cố, thì còn có một vấn đề khác mà bạn sẽ phải đối mặt (nếu bạn làm affiliate).

Đã bao giờ bạn thấy một website như hình bên dưới? Đúng rồi, tên miền bị google gắn cờ.
Và việc này sẽ có thể sảy đền với bạn.



Tưởng tượng bạn đang gửi traffic đến, và thay vì người dùng nhìn thấy landing page của bạn, họ lại nhìn thấy cái trang màu đỏ đỏ này. Vậy sẽ ra sao. Bạn đang đốt tiền rồi.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một vài lý do mà Google gắn cờ landing page, và cũng đưa ra một số cách để giúp bạn phòng ngừa nó.

Nội dung chính.

                            
1. Cái từ "Deceptive Site Ahead - Trang web lừa đảo" có nghĩa là gì?

2. 7 Lý do Google gắn cờ tên miền của bạn.

a.    Sử dụng tài nguyên có bản quyền.
b.    Dùng quá nhiều chỉ lệnh không đúng (Aggressive Scripts)
c.    Chèn mã độc (Malicious Codes)
d.    Lừa dối hoặc tuyên bố sai.
e.    Sử dụng share host.
f.     Bị người dùng báo cáo.
g.    Một phần trong Phễu bán hàng bị gắn cờ.

3. Hai dấu hiệu nhận biết trang web bị gắn cờ.
a.    ROI thấp, giảm mạnh.
b.    CTR thấp kinh khủng.

4. 3 cách để xem tình trạng của tên miền.
a.    Mở URL trên trình duyệt Chrome.
b.    Dùng báo cáo của Google Transparency.
c.    Sử dụng dịch vụ quét của bên thứ ba.

5. Bạn nên làm gì nếu tên miền bị gắn cờ.

6. Nâng cao trình độ, tăng level.
a.    Xây dựng hệ thống.
b.    Đổ traffic vào nhiều tên miền tương tự nhau.
c.    Chặn một số ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet).

7. Bí quyết.



I. Cái từ "Deceptive Site Ahead - Trang web lừa đảo" có nghĩa là gì?



Đối với vấn đề quyền riêng tư của người dùng, Google rất nghiêm ngặt.

Nếu họ nghĩ có một trang web CÓ KHẢ NĂNG thu thập thông tin cá nhân và thông tin tài khoản bất hợp pháp, họ sẽ gắn cờ nó. Không do dự.

Mỗi ngày, Google quét hàng tỷ website, và nếu thuật toán của google phát hiện thấy một trang web khả nghi, nó sẽ gắn cờ và nhận định đây là một “trang web lừa đảo”, còn gọi là Deceptive Site.

Website này sẽ bị khóa và người dùng từ chrome không thể truy cập.

Nhưng một trang web khả nghi là như thế nào?

Đây là một vài ví dụ:

- Một website hiện thông báo “your system is out of date – hệ thống của bạn bị lỗi thời”. Dụ dỗ người ta tải phần mềm về để cập nhật hệ thống. Nhưng cái mà người dùng tải về không phải là phần mềm, mà là vi rút.

- Một trang web lừa đảo đang cố gắng lấy trộm thông tin ngân hàng.

- Một website chứa cả đống mã độc, cố gắng ăn trôm thông tin cá nhân.

“Nhưng, tôi có làm gì xấu đâu, tôi chỉ chạy quảng cáo cho chiến dịch rút thăm trúng thưởng. Tại sao tôi vẫn bị gẵn cờ”

Dưới đây là một vài lý do, ngay cả khi bạn không làm gì xấu.

II. 7 Lý do Google gắn cờ tên miền của bạn.


Hãy trả lời câu này: bạn có cung cấp thông tin có nội dung sai lệch đến người dùng không?
Nếu có, thì rất có khả năng tên miền của bạn bị gắn cờ.

Google thường không công bố rõ rang lý do họ gắn cờ tên miền, vậy nên hơi khó để có thể xác định chắc chắn lý do.

Tuy nhiên, dưới đây là một số lý do phổ biến mà tôi biết được, khi quan sát các trang web của đối thủ.

1. Sử dụng tài nguyên có bản quyền.


Logo thương hiệu, nút Facebook Like bị làm giả, và bấy cứ điều gì vi phạm, liên quan đến bản quyền nội dung, sẽ có thể bị gắn cờ.

Thuật toán của google có thể xác định được, và họ sẽ chặn website của bạn.

Vậy nếu bạn đang dùng nội dung có bản quyền, thì dừng lại thôi.

Hơn nữa, bạn sẽ gặp nguy cơ bị dính vào một số vấn đề luật pháp, kiện tụng.

2. Dùng nhiều mã lệnh không tốt.


Có một tình huống như vầy:

Bạn vào một trang web, họ hiện một thông báo quảng cáo to đùng ở giữa.

Bạn không biết, cũng không muốn biết cái thông báo quảng cáo ấy, nên bạn tắt nó.

Bạn bấm vào nút tắt quảng cáo, nhưng quảng cáo không tắt, mà lại nhảy ra một tab quảng cáo mới.

… Thao tác không đúng, nó lại hiện ra vài tab mới nữa.

Cái mã lệnh đó nó quấy rầy người dùng, và ép buộc người ta phải thực hiện hành động nào đó.

Một hoặc hai cái thì có thể ổn. Nhưng tôi đã gặp nhiều website, không cho phép tôi rời đi, trừ khi đóng trình duyệt. Nhiều khi còn không đóng được.

Và một vài ngày sau.

Gắn cờ.

Google sẽ làm tất cả để hài lòng người dùng. Vậy nên nếu bạn dùng mấy cái mã lệnh loại này trên website, làm người khác khó chịu, Google sẽ gắn cờ nó.

3. Chèn mã độc.


Các mã độc lợi dụng lỗ hổng trình duyệt để khai thác chúng.

Và bạn thậm chí có thể không biết rằng có mã độc trên website của mình.

Làm sao mà chuyện này lại sảy ra.

Nếu bạn lấy affiliate page của đối thủ (dùng AdPlexity). Người tạo ra cái trang này có thể cài một số mã độc, và ngụy trang, tạo cho người dùng cảm giác an toàn.

Nhưng google sẽ không bị qua mặt bởi chiêu này.

Vậy nên, hãy luôn kiểm tra landing page của bạn, hoặc sử dụng công cụ như VirusTotal.

4. Lừa dối hoặc tuyên bố sai.



Bạn có bao giờ thấy cái tiêu đề kiểu như “bạn vừa giành được một chiếc iPhone, miễn phí”.

Google biết rằng bạn đang nói dối, và thật sự là, ai cũng biết.

Nếu google thấy bạn làm như thế, họ có thể sẽ gõ búa cái web của bạn.

Còn vô số cách thức kiếm tiền mà, tội gì mà phải làm trò này chứ.

5. Sử dụng shared hosting.


Đôi khi, nó không phải lỗi của bạn.

Để tôi giải thích.

Đây là nguyên lý 80 – 20.

Share hosting thường có nghĩa là bạn dùng chung địa chỉ IP với một vài chủ website khác.

Nếu một tên miền bị gắn cờ, thì có khả năng là cái địa chỉ IP ấy cũng bị gắn cờ luôn.

Đó là lý do tại sao tôi luôn khuyến nghị affiliate nên dùng dedicated VPS.

Dùng Dedicated VPS có nghĩa là không dùng chung địa chỉ IP.

6. Bị người dùng báo cáo.



Khi một người dùng cảm thấy có website lừa đảo.

Họ có thể báo cáo với google.

Trong trường hợp này, cũng không có nhiều cách giải quyết. Bạn chỉ có thể trông chờ vào may mắn thôi.

7. Một phần của phễu bán hàng bị gắn cờ.


Đúng đấy, google thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống của bạn.

Và nếu một phần của hệ thống gặp vấn đề, thì có thể dẫn đến toàn bộ phễu bị gắn cờ.

Ví dụ, nếu sản phẩm mà bạn đang quảng bá bị gắn cờ là quảng cáo lừa đảo, thì google có thể mò ra nhưng trang web nào bán sản phẩm đó. Và landing page của bạn có thể bị gõ búa.

Nếu một phần của phễu bán hàng bị gắn cờ, thì tôi khuyến nghị bạn nên kiểm tra offer để xem nó có bị gắn cờ không.

III. Hai dấu hiệu khi tên miền bị gắn cờ.

Có hai dấu hiệu chính, dễ nhận biết.

1. ROI thấp, hoặc cực thấp.


Nếu chiến dịch gặp báo động đỏ, thì rất có thể là website bị gắn cờ.

Cũng có thể là có lý do khác, nhưng hãy luôn kiểm tra cái này trước.

2. CTR thấp kinh khủng.


Nếu landing page của bạn bị gắn cờ, khách hàng sẽ thấy cảnh báo “Deceptive Site Ahead” hay “trang web lừa đảo”.

CTR sẽ biến thành số O to tròn.

IV. 3 cách để xác định tình trạng website.



Khi bạn nghi ngờ tên miền bị gắn cờ, bạn cần kiểm tra. Nếu trang web bị gắn cờ mà bạn cứ cắm đầu dẫn traffic trả phí vào, thì nguy đấy.

Dưới đây là vài các đơn giản để xác định tình trạng website, xem có bị gắn cờ hay không.

1. Mở URL trên trình duyệt chrome.




Mở URL bằng chrome nhé (phải là chrome, không phải Safari hay Firefox).

Nếu bạn thấy thông báo như hình trên, thì là bị gắn cờ rồi.

2. Dùng Google Transparency Report – Báo cáo minh bạch của google.




Vào Google’sSafe Browsing. (Trạng thái trang web - Duyệt web an toàn)

Cho URL vào ô tìm kiếm, rồi xem kết quả.

Nếu nó bị gắn cờ, bạn sẽ thấy thông báo như sau:



Nếu nó ổn, bạn sẽ thấy như vầy:



Tip: Đừng chỉ kiểm tra landing page, hãy kiểm tra toàn bộ: link chuyển hướng, mã theo dõi, trang sản phẩm – offer.

3. Dùng dịch vụ bảo mật của bên thứ ba.


Giống như cái Google’s Safe Browsing bên trên, thì cũng có nhiều dịch vụ miễn phí, có thể quét trang web và tìm mã độc.

Một trong những cái tôi thích là VirusTotal.

Nó dùng khoảng 70 dịch vụ quét virus và dịch vụ kiểm tra blacklist URL để kiểm tra website. (blacklist URL – URL bị cho vào danh sách đen).



Google’s Safe Browsing là một trong những dịch vụ chính mà họ dùng để quét website.

Cách dùng thì đơn giản, bỏ url vào rồi bấm enter thôi.

Tuy nhiên nếu bạn không thích dùng VirusTotal, bạn có thể dùng thằng Sucuri.



V. Website bị gắn cờ, tôi nên làm gì bây giờ?


Ưu tiên số một là thay tên miền.

Thật nhanh.

Có thể gửi email cho google để họ tái thẩm định trang web của bạn, nhưng để cái đó sau đi.

Khi bạn bị chảy máu, thì đầu tiên cần băng cho nó ngừng chảy cái đã, mấy thứ khác tính sau.

Khi website bị gắn cờ thì cũng như vậy.

Bạn cần xử lý thật nhanh.

Tôi đề nghị:

1. Dừng traffic lại.
2. Mua tên miền mới.
3. Dùng IP mới (đổi host, mua host mới, hoặc VPS mới, hoặc dedicated server mới).
4. Trỏ tên miền vào host.
5. Chuyển các file sang server mới.
6. Tiếp tục bắn traffic trả phí.

Tip: thường xuyên sao lưu trang web, chuẩn bị sẵn một cái server dự phòng.

Nhân đôi file, bỏ sẵn vào server dự phòng (hoặc đồng bộ nó).

Hoặc có thể làm một landing page giống hệt để dự phòng, chỉ khác tên miền.

Khi bị gắn cờ, chỉ cần thay đổi tên miền,  thay đổi một chút ở phần mềm theo dõi, rồi chạy chiến dịch tiếp.

Luôn phải chuẩn bị kế hoạch dự phòng.

VI. Nâng cao trình độ, tăng level.


1. Xây dựng hệ thống.


Luôn luôn dùng hệ thống, tận dụng công nghệ để làm chiến dịch tốt hơn.

Ví dụ:

1. Có thể đưa việc kiểm tra này vào danh sách những việc cần làm đầu tiên, để team của bạn check mỗi ngày.

2. Bạn có thể dùng API để tự động hóa toàn bộ quá trình.

Bạn cũng không cần biết làm sao để lập trình, thao tác, tự động hóa quá trình.

Động não, rồi thuê ông nào đó ở Upwork để làm cho bạn.

Hoặc có thể dùng Monitis.com để họ tự động quét mã độc cho bạn.



Đây là phần mềm trả phí, nhưng tôi nghĩ là rất đáng giá.

2. Chia traffic ra, cho vào nhiều tên miền.


Đa số người ta thường cho hết tất cả traffic vào một tên miền.

Bạn có thể làm khác họ, bạn có thể chạy chiến dịch trên 5 landing page giống nhau, trên những tên miền/server khác nhau.

20% Tên miền 1
20% Tên miền 2
20% Tên miền 3
20% Tên miền 4
20% Tên miền 5

Một khi một trang web bị gắn cờ, bạn chỉ mất 20% traffic, thay vì toàn bộ.

3. Chặn một số ISPs (Internet Service Providers)


Lọc thống kê chiến dịch theo (ISP/Carrier)



Bạn sẽ thấy có một số ISP là thuộc về dịch vụ quét virus.

Ví dụ: XYZ Multiscan Services

Dựa trên thuật toán của họ, có thể họ sẽ vô tình báo cáo URL của bạn với google.

VII. Bí quyết.


Không có giải pháp hoàn hảo 100% để phòng tránh google gắn cờ.

Google sẽ luôn luôn tiếp tục cập nhật thuật toán để giữ người dùng an toàn.

Đảm bảo rằng bạn tuân thủ luật chơi của google. Nếu vấn đề này sảy ra, bạn có thể mất trắng chỉ trong một đêm.

Thay vì bị động sửa chữa khi có vấn đề, hãy chủ động phòng tránh nó.

Luôn luôn lập kế hoạch dự phòng, hãy coi việc này là một phần của công việc.

Lần tới, nếu bạn bị gắn cờ, vì bạn đã chuẩn bị rồi, nên bạn sẽ có tài nguyên cần thiết để ngay lập tức tiếp tục chiên dịch.

Comment và cho tôi biết ý kiến của bạn nhé.

--------------------------------------

Lưu ý: Bài này được viết dưới sự đồng ý và hợp tác của Charles Ngo (charlesngo.com) và mình. Tất cả link affiliate có trong bài viết là từ Charles Ngo - hơn 10 năm kinh nghiệm affiliate. Nếu bạn giỏi tiếng anh, bạn có thể vào charlesngo.com để tham khảo thêm.





Tại sao Google gắn cờ Landing Page của bạn (và làm sao để giải quyết). Tại sao Google gắn cờ Landing Page của bạn (và làm sao để giải quyết). Reviewed by Thiên Phong MMO on 12/17/2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

aideskien@gmail.com

Được tạo bởi Blogger.