9 Tuyệt chiêu bảo vệ tài khoản quảng cáo Facebook không bị banned.

9 Tuyệt chiêu bảo vệ tài khoản quảng cáo Facebook không bị banned.



Tôi vừa yêu, vừa hận thằng FB.

  • Thích, vì nó rất tốt để kết nối với bạn bè.
  • Hận, vì nó làm tôi sao nhãng, mất tập trung, nên tôi đã xóa tài khoản FB cá nhân.
  • Thích, vì nó là nền tảng quảng cáo tốt nhất thế giới.
  • Hận, vì nó có thể ban tài khoản mà chẳng bao giờ giải thích tại sao.

Nói thẳng luôn nhé… FB là một cái máy in tiền.

Doanh thu mỗi quý năm 2016 của nó là $6.44 tỉ. Và nhiều công ty lớn đang bắt đầu rút lui khỏi mặt trận quảng cáo trên những kênh tivi truyền thống.

Và cũng có nhiều công ty đang từ bỏ Google Adwords và di cư đến FB.

Điều gì làm cho FB biến thành một mỏ vàng to đến như vậy?

1. Người dùng trung thành.

Nhiều người bị nghiện dùng FB đến nỗi ngoài kia phải có hàng trăm bài viết hướng dẫn làm sao để cai FB.

2. Phạm vi.

Có đến 7.4 tỷ người trên thế giới, và hơn 1.7 tỷ dùng FB. Đó là khoảng 23% dân số toàn cầu… Chỉ trên một nguồn traffic.

Tôi thích traffic quốc tế, và FB cho phép tôi target đến những khu vực địa lý nhỏ.

3. Targeting.

Khả năng target của nó là người ta phát sợ. Bạn có thể target theo nhân khẩu học, sở thích, và pixels. Bạn còn có thể upload một danh sách email (custom audience) và họ sẽ quảng cáo cho bạn. Chưa từng có nền tảng quảng cáo nào trên thế giới có thể đạt được trình độ target thế này.

Quá rõ ràng là FB là nguồn traffic cực kỳ mạnh mẽ dành cho marketers. Tôi nghĩ đó là nguồn traffic tốt nhất thế giới.

Nhưng…

Cũng không đơn giản:

Thật chán khi nhìn thấy cái này.



Họ sẽ ban tài khoản nếu họ phát hiện vấn đề nhỏ nhất khi bạn làm những thứ đáng ngờ.

Làm FB là phải làm lâu dài. Nếu có người quảng cáo theo cách làm tổn hại đối với người dùng, thì họ sẽ bị ban tài khoản. Không nói nhiều.

FB không cần tôi, cũng chả biết bạn. FB vừa đạt doanh thu $6 tỷ trong quý 4 năm 2015, đa số đến từ những công ty lớn, nên họ không quan tâm nhiều đến mấy ông affiliate nghèo như chúng ta. Nó sẽ tiếp tục phát triển, cổ phiếu đang đi lên, nên tương lai của FB khá khả quan.



Bắt đầu xuất hiện lo ngại về lừa đảo (ăn cắp thẻ tín dụng…)

Đây là vấn đề lớn đối với affiliate. Nếu bạn làm ăn chân chính thì sao? Bạn có thể quảng cáo những thứ 100% hợp pháp, nhưng nếu phát hiện bạn có hành vi bất hợp pháp, thì họ có thể cho bạn ra đảo ngay - ban tài khoản.

Tệ hơn nữa là họ sẽ không cho bạn biết lý do tại sao.

Tôi đã chạy quảng cáo trên FB trong rất, rất nhiều năm rồi và tôi có thể đưa ra một vài lời khuyên. Hãy nhớ rằng phải lao ra mà hành động, đừng chỉ lý thuyết suông.

Trừ khi quen biết với kỹ sư quản lý, nếu không thì không thể biết được thuật toán của FB là gì.

Tuyệt chiêu để phòng ngừa ban tài khoản quảng cáo FB


Đầu tiên, nếu FB ban tài khoản quảng cáo Fb, thì acc FB cá nhân của bạn vẫn an toàn. Nên đừng có lo về điều đó.

FB có vài triệu nhà quảng cáo. Nên họ chưa có đủ nguồn nhân lực để giữ mỗi quan hệ với từng người.

Điều tốt nhất có thể làm là gì? Họ đã phát triển một thuật toán phức tạp để phát hiện ra những nhà quảng cáo mà họ không muốn hợp tác. Và họ đang làm những thí nghiệm điên rồ về learning machine.

1. Đọc chính sách quảng cáo FB.


Đa số người ta chả thèm đọc, đó là tại sao có rất nhiều người bị ban tài khoản liên tục. Chính sách quảng cáo sẽ tốn khoảng 10 phút để nuốt trôi. Nó cũng cho bạn những ý tưởng tốt về những sản phẩm nào có thể chạy tốt trên FB

Cũng không giống như PoF - nơi mà bạn có thể tung ra 50 mẫu quảng cáo mỗi ngày và họ sẽ accept những cái họ thích. (PoF - Plenty of Fish - một mạng quảng cáo khác)

Bạn nên cẩn thận chọn ngách, còn hơn là bị ban.

Phải nghĩ dài hạn ra. Chơi quảng cáo kiểu tấn công, kiếm $3k một ngày và bị ban trong ngày thứ 4… hay là chơi an toàn, kiếm $500 một ngày nhưng giữ tài khoản và tiếp tục trong nhiều năm.

2. Đừng đề cập đến bất kỳ thứ gì liên quan đến người dùng.


Đừng dùng từ “you” or “your”, hoặc là nêu ra nhân khẩu học. Bạn sẽ làm người ta sợ.

Nghĩ về những người bạn đang quảng cáo đến. Nhiều người không muốn bị gọi đích danh, và một số người có thế khá gay gắt về bán hàng, họ ghét những ông nào cố bán hàng cho họ.

Vài người sẽ nổi khùng và report quảng cáo, nên phải nhớ điều này khi viết quảng cáo. Càng nhiều người phàn nàn về quảng cáo, bạn càng có nguy cơ bị banned.

3. Kiểm tra danh tiếng của landing page.


Nếu bạn ở trong đội kiểm duyệt quảng cáo của FB, thì bạn sẽ nghĩ gì về cái landing page mà bạn đang chạy (hoặc là offer landing page, sale page)?

Khi chạy quảng cáo FB, bạn không thể nhìn tất cả chỉ với góc độ, góc nhìn của affiliate marketing.

Bạn cũng không thể nhìn với góc độ, tư tưởng cá nhân, như “mẹ tôi nghĩ cái này cũng okay”.

Bạn đang làm ăn với công ty $375 tỷ, đang đề nghị họ cho phép quảng cáo trên website của họ… hãy nghĩ như thế. Nó không giống như quảng cáo pop up, nơi mà người ta chẳng thèm quan tâm bạn bán cái quái gì.



Mẹo: Hãy mang landing page / offer page trên MyWot.com. Họ có hệ thống đánh giá khá ổn, sẽ cho bạn biết người ta nghĩ gì về trang web của bạn.

Bạn cũng phải cân nhắc khi muốn dùng link trực tiếp đến sale page (direct linking). Bạn không phải chủ kiểm soát của offer page và FB không thích điều này. Đó là tại sao tôi luôn dùng landing page - vì tôi có quyền kiểm soát tuyệt đối với nó.

FB cũng muốn xem xem công ty hợp pháp nào đứng đằng sau landing page đó. Nên hãy tạo ra tên công ty, địa điểm, privacy policy, disclaimer, etc.

4. Phải biết những gì được phép quảng bá.


Những thứ được phép là: E-commerce / shopify, tạo danh sách: năng lượng sạch, bảo hiểm, giáo dục, ứng dụng điện thoại, thu thập email cho phễu, game, …

Những thứ không được phép: Nếu bạn đang tính chuyện quảng bá sản phẩm cờ bạc, người lớn, biz opp… thì quên đi nhé, coi chừng bị FB gõ búa đấy.

Chỉ vì lĩnh vực được “FB chấp thuận”, không có nghĩa là bạn đã an toàn. Bạn vẫn bị làm thịt nếu dám chạy những quảng cáo kiểu xâm lược, hoặc là dùng những nguồn tài nguyên bất hợp pháp.

5. Hãy cẩn thận khi dùng FB lúc đi du lịch.


Người ta đã bàn luận ầm ầm về vấn đề này lâu rồi, và nó hoàn toàn chính xác. Việc loggin từ quá nhiều địa chỉ ip sẽ là FB nghi ngờ về tài khoản của bạn.

Tại sao FB lại quan tâm lắm thế? Họ muốn chắc chắn đó là bạn, đề phòng trường hợp bạn bị lấy cắp tài khoản và hacker lấy hết ngân sách quảng cáo của bạn.

6. Hãy xem xét ngân sách quảng cáo hàng ngày.


Khi lần đầu mở tài khoản quảng cáo, bạn sẽ ngay lập tức lọt vào mắt FB.

Cũng có thể hiểu, giống như khi bạn bắt đầu một mối quan hệ mới. Trong vài tháng đầu tiên bạn sẽ quan sát thật kỹ xem con người thật của cô ta là gì. Sau một thời gian, bạn sẽ thư giãn và hết lo lắng.

Hãy coi như tài khoản FB mới chính là mối quan hệ mới.

FB không hề muốn dính vào một số trường hợp khó đỡ như là ăn trộm thẻ tín dụng, marketer gian lận. Việc cố gắng tiêu tiền quá nhanh sẽ làm họ chú ý, họ đang nhìn bạn giống như nhìn một kẻ mạo hiểm vậy.

Hãy bắt đầu chậm thôi, chậm mà chắc, quan sát ngân sách quảng cáo. Đây là điều bình thường nếu bạn mới chạy quảng cáo.

Họ cũng nhìn vào tổng thể lịch sử tài khoản nữa. Cái gì đáng tin cậy hơn: một tài khoản mở được vài ngày so với tài khoản đã được 10 năm tuổi.

7. Một số từ khóa nhạy cảm.

Đây là vấn đề khá phổ biến, nhưng một vài từ rất nguy hiểm. Nếu bạn cho những từ như là “weight loss” hoặc là “reduce wrinkles” trong quảng cáo thì cẩn thận, FB đang híp mắt nhìn bạn đấy.

Tại sao dùng từ không cẩn thận sẽ khiến bạn bị banned.

Đó là dấu hiệu của một marketer kiểu xâm lược (aggressive marketer), và thực sự thì FB không muốn cho họ vào trong nền tảng quảng cáo.

Vừa rồi, FB đã gõ búa rất mạnh với nội dung kiểu clickbait, câu like, nên hãy nhớ đừng làm người dùng hiểu lầm, hay là đưa ra thông tin mập mờ không rõ ràng. Có một bài viết rất thú vị trên TechCrunch giải thích cách FB tính toán điểm số clickbait của bạn.

Thay vì chơi kiểu xâm lược, tấn công người dùng, bạn có thể dùng một vài thủ thuật photoshop cho hình ảnh, vì hình ảnh là phần quan trọng nhất.

8. Dùng một tài khoản doanh nghiệp.


Bạn có thể tạo nhiều tài khoản doanh nghiệp cho những chiến dịch khác nhau. Ví dụ như một chiến dịch sẽ có 2 tài khoản doanh nghiệp. Chính là đề phòng trường hợp FB không thích một chiến dịch, họ có thể ban tài khoản doanh nghiệp này, nhưng không ban tài khoản kia.

9. Cho đăng một vài quảng cáo và chạy thử trước.


Khi tài khoản của bạn còn mới toanh, thì cũng giống như khi bạn mua hàng ở Ebay từ người khác. Bạn sẽ kiểm tra profile của họ, xem họ còn bán mặt hàng nào nữa, feedback của người dùng như thế nào.

Nếu một người kiểm duyệt quảng cáo FB thấy rằng trước đó có nhiều quảng cáo của bạn bị từ chối, thì đối với quảng cáo lần này của bạn, cũng khó nói.

Một chiến lược tốt là phải thật cẩn thận với những mẫu quảng cáo đầu tiên ban chạy. Bạn phải chắc chắn 100% được họ chấp thuận vì sẽ có lợi thế rất lớn sau này.

Còn rất rất nhiều điều khác để bạn phòng thủ cho tài khoản FB khỏi bị ban. Tôi mong rằng danh sách này hữu ích.

Làm ăn đàng hoàng, chơi đúng luật, và cầu nguyện Mark Zuckerberg.

Chuyện gì xảy ra nếu tôi bị banned?


Cũng không có nhiều việc có thể làm để kích hoạt lại tài khoản quảng cáo nếu bạn nhận được tin nhắn chí mạng từ FB. Chiến lược tốt nhất là tập trung ngăn ngừa, dùng những cách tôi đã chỉ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bạn cũng có thể kháng cáo bằng cách gửi thông tin và chụp ảnh chứng minh thư.

Bạn cũng có thể có cơ hội kích hoạt lại tài khoản nếu lý do bị banned chỉ vì đăng nhập ở nhiều địa điểm, hoặc là dùng phương thức thanh toán khác nhau.

Nếu lý do bị ban là do upload nhiều hình ảnh gợi dục hoặc là spam link affiliate, vậy thì tốt nhất đừng phí thời gian mà kháng cáo.

Nếu bạn đã trả một khoản khá khá cho FB thì có cách để làm việc với một account manager. Ông này sẽ có nhiều cách giúp bạn.

Tài khoản của tôi bị ban vài tháng trước.

Ông account manager đăng nhập vào và xem xem nó có hợp pháp hay không. Và tài khoản của tôi sống lại ngày hôm sau. Đây là một trong những ví dụ tại sao xây dựng mối quan hệ với network là điều quan trọng.



Kết luận


FB là một nền tảng quảng cáo mạnh mẽ. Tôi hiểu cảm giác của bạn, vừa muốn chạy quảng cáo, lại vừa sợ bị ban.

Còn rất nhiều điều nữa mà tôi không đề cập đến. Có quá nhiều rủi ro vậy, tại sao chúng ta vẫn lao đến FB? Bởi vì nó đáng giá.

Hãy hiểu FB từ quan điểm, góc nhìn của họ, và chơi theo luật.

--------------------------------------

Lưu ý: Bài này được viết dưới sự đồng ý và hợp tác của Charles Ngo (charlesngo.com) và mình. Tất cả link affiliate có trong bài viết là từ Charles Ngo - hơn 10 năm kinh nghiệm affiliate. Nếu bạn giỏi tiếng anh, bạn có thể vào charlesngo.com để tham khảo thêm.









9 Tuyệt chiêu bảo vệ tài khoản quảng cáo Facebook không bị banned. 9 Tuyệt chiêu bảo vệ tài khoản quảng cáo Facebook không bị banned. Reviewed by Thiên Phong MMO on 6/22/2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

aideskien@gmail.com

Được tạo bởi Blogger.