21 Tuyệt chiêu tăng chuyển đổi cho landing page.
1. Làm nội dung rõ ràng và ngắn gọn.
Tôi nhận thấy rằng, những bài viết trên landing page càng đơn giản, thì chuyển đổi càng tăng.
Người biết chữ có rất nhiều, nhưng đa số họ chỉ đọc lướt. Vậy tôi cần làm nó thật đơn giản, vừa đủ để truyền tải thông điệp của mình.
Sau khi viết xong bài, đem lên Hemingway App để kiểm tra. Phải đảm bảo bài viết thật đơn giản, dễ hiểu. Dùng câu ngắn, vừa, không dùng câu dài. Và hạn chế sử dụng câu ở thể bị động. Hãy dùng ở thể chủ động.
2. Dành thời gian để nghiên cứu một tiêu đề thật tốt, gây được sự chú ý mạnh.
Tiêu đề là cái đầu tiên đập vào mắt người xem, làm cho họ ấn tượng, tò mò và có hứng đọc tiếp.
3. Vị trí nút kêu gọi hành động.
Ở những trang bán hàng đơn giản (dành cho sản phẩm giá rẻ). 99% người ta sẽ đặt nút mua hàng ngay trang đầu tiên, để người xem có thể nhìn thấy ngay lập tức.
Những trang bán hàng dài thì thường đặt ở cuối trang. Tuy nhiên, bạn nên có nhiều nút kêu gọi hành động ở nhiều nơi khác nhau trên trang landing page. Tại sao ư? Bởi vì người ta sẵn sàng hành động ở các giai đoạn khác nhau. Có người vừa nhìn thấy phần đầu hay, mua luôn. Có người kỹ tính thì phải đọc hết họ mới quyết định.
4. Tùy chỉnh nút kêu gọi hành động - nút CTA.
Tùy vào những yêu cầu khác nhau để làm các nút CTA khác nhau.
Ví dụ: bạn quảng bá phần mềm diệt virus. Thay vì viết “tải ngay”. Bạn có thể viết là “Bảo mật máy tính ngay” hay là “tiêu diệt virus ngay”.
Màu sắc của nút CTA có thể khá quan trọng. Nhưng mà không nên tốn nhiều thời gian vào nó. Vì có thay đổi và test thì cũng không thể đem lại lợi nhuận cao.
5. Ý kiến khách hàng.
Khi tôi đi ăn phở, tôi sẽ tìm đến chỗ đẹp, có nhiều người ở đó. Vì có nhiều người ăn thì chứng tỏ nó phải tốt. Còn nếu gặp quán phở vắng tanh thì phải coi lại.
Nên bạn hãy thêm những ý kiến từ khách hàng, những đánh giá và phản hồi từ khách hàng vào nhé.
6. Sử dụng những hướng dẫn trực quan.
Một vài người không quen với công nghệ, có thể họ không biết sẽ phải làm gì, mua như thế nào. Vậy thì ta có thể làm những hướng dẫn trực quan. Làm một mũi tên to đùng chỉ vào nút mua hàng.
7. Làm landing page giống offer page.
Khi người xem đi qua hệ thống của bạn, thì bạn nên làm cho những phần của hệ thống tương tự nhau. Trong trường hợp này là làm landing page cho giống offer page. Giống ở đây là nói đến các kiểu màu sắc, cách trình bày, cỡ chữ,...
8. Chính sách bảo mật và điều kiện dịch vụ.
Một vài offer yêu cầu ta phải có một cái disclaimer, nói rõ ràng cái trang web của mình là để quảng cáo, và mình sẽ được nhận hoa hồng mỗi khi bán được hàng. Liên hệ với AM nếu không chắc. Cũng không nên viết thông tin dư thừa.
9. Sự liên quan, tăng chất lượng leads.
Nếu trang landing page hứa điều này, trang offer lại hứa điều kia, thì người xem sẽ hơi rối và họ sẽ thoát, không bán được hàng. Các vendor sẽ than phiền về chất lượng.
10. Gây sự sợ hãi, đánh vào tâm lý.
“Chỉ còn duy nhất 1 sản phẩm”.
Đó có thể là cách gây chú ý rất tốt. Đa phần là đối với hàng hóa sản phẩm Ecommerce. Nhưng đối với một vài ngách đặc thù thì cách này có thể không được.
Nếu bạn quảng bá app cho điện thoại thì bạn không thể viết: “Chỉ còn duy nhất 8 lượt download”.
Có lần, tôi thấy có người bán khóa học online. Họ bảo chỉ giới hạn số người đăng ký là 50 người (ví dụ vậy), vì họ không thể hỗ trợ tất cả mọi người. Một ngày chỉ có 24 giờ.
11. Tính khẩn cấp.
Đồng hồ đếm ngược.
Giới hạn số người tham gia.
Giới hạn số người mua. (vì hết hàng).
Giới hạn số người biết thông tin.
Nhưng mà ý chính ở đây là bạn phải nêu ra được lý do tại sao. Tại sao lại khẩn cấp, tại sao lại đặt ra giới hạn này.
12. Dùng những biểu tượng tạo tính tin tưởng.
Biểu tượng bảo mật tạo tính tin tưởng. Nói nên rằng trang web là tuyệt đối an toàn, họ có thể yên tâm khi mua hàng. Tôi đã có một bài viết có phần về biểu tượng tin tưởng. Nếu tôi nhớ không lầm thì nó ở danh mục landing page.
13. Đơn giản thôi.
Các bậc thầy marketing luyện tập chiêu thức này rất quyết liệt. Bạn viết sao cho đứa trẻ 6 tuổi có thể hiểu. Bạn chỉ có 1 - 3 giây để gây sự chú ý thôi.
Điều 14 có thể hơi mâu thuẫn với điều 1. Nhưng ý tôi muốn nói là hãy làm đơn giản thôi.
Có một chỉ dẫn rõ ràng, dễ làm theo. Để khách hàng biết rõ là cần phải làm gì tiếp theo.
Kiểu chữ lớn dễ đọc.
Đề nghị người xem làm duy nhất một việc thôi.
14. Thêm vào vị trí địa lý. Cờ của quốc gia.
Đây là chiến thuật tôi thường dùng với các chiến dịch quốc tế. Người ta sẽ có cảm giác như là cái trang này được thiết kế riêng cho họ vậy. Và bạn sẽ thiết lập được sự tin tưởng.
15. Giảm những link ra bên ngoài.
Cho người ta hai lựa chọn.
A. Thoát.
B. Hành động.
16. Làm landing page, chạy tốt trên cả máy tính, máy tính bảng và điện thoại.
Nhiều người làm web, khi xem trên máy tính thì rất ổn. Nhưng khi mang lên điện thoại hoặc máy tính bảng thì không ổn tý nào. Chữ bị đè lên nhau, ảnh đè lên chữ, chữ tràn ra ngoài…
Nên hãy cố gắng tối ưu.
17. Gọi trực tiếp người xem.
Hai tiêu đề sau, tiêu đề nào tốt hơn.
“Cảnh báo: điện thoại của bạn nhiễm virus”
“Cảnh báo: Điện thoại iPhone 6s của bạn nhiễm (3) virus - Quận 1, Hồ Chí Minh đang bị “tấn công công nghệ thông tin”.
Cái này thì cũng không khó, dùng voluum để viết ra những biến riêng.
18. Nén ảnh.
Nén ảnh, giảm kích thước các kiểu. Chỉ cần nhìn ảnh ổn ổn là được rồi, không cần phải nét 4k để làm gì cả.
Ảnh càng nhẹ, load trang càng nhanh. Tăng trải nghiệm người dùng.
19. Giảm tốc độ tải trang.
Tối ưu, cache, … rất nhiều cách chỉ cần tra google là thấy.
Sau đó thì dùng GTMetrix để kiểm tra.
20. Kiểm tra lại tất cả đường link trước khi chạy chiến dịch.
21. Thêm một số mã script.
Bạn có thể thuê coder viết một số mã script để giúp tăng chuyển đổi. Hoặc là mã script chống trộm landing page...
21 Tuyệt chiêu tăng chuyển đổi cho landing page.
Reviewed by Thiên Phong MMO
on
6/03/2019
Rating:
Không có nhận xét nào:
aideskien@gmail.com